logovov
BAN THỜI SỰ VOV1
Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 36 kết quả

Danh sách tin tìm thấy

Giải pháp nào để xử lý bạo lực học đường tận gốc? (23/10/2022)

Giải pháp nào để xử lý bạo lực học đường tận gốc? (23/10/2022)

Ngày phát hành 9:3 | 23/10/2022

Là một vấn đề không mới nhưng “bạo lực học đường” lại trở thành từ khóa nổi bật trong dòng tin tức trong tuần này khi liên tiếp hàng loạt vụ bạo lực nghiêm trọng đã xảy ra. Ngay hôm qua, 2 đoạn clip ghi lại cảnh bạo lực học đường của nhóm học sinh tại TPHCM và một nhóm nữ sinh khác túm tóc, đánh hội đồng bạn cùng trường ở Quảng Ngãi tiếp tục gây xôn xao dư luận. Hay chỉ cách đây 2 ngày, Công an thành phố Tân An, Long An đã khởi tố, bắt tạm giam 7 đối tượng liên quan đến vụ đánh một học sinh lớp 11 tử vong. Và ngay trước đó là một loạt vụ việc tương tự mà tôi tin là bất cứ bậc cha mẹ nào cũng không khỏi lo lắng, bất an.
Ở lứa tuổi học trò, đương nhiên có những hành động bồng bột, nhưng chuyện đánh nhau đến mất mạng vì những nguyên nhân nhỏ nhặt thì quá khủng khiếp. Đáng lo ngại hơn, rất nhiều vụ việc chỉ bị phát hiện khi đã lan truyền các clip trên mạng xã hội. Tại sao bạo lực học đường không phải vấn đề mới, nhưng đã và đang trở thành vấn nạn, dai dẳng và gây tổn thương rất lớn tới tâm lý, sức khỏe của các em học sinh? Vai trò của nhà trường, gia đình và xã hội phải thể hiện ra sao để đẩy lùi thực trạng này? Giải pháp nào để xử lý bạo lực học đường tận gốc?

Thành phố Hồ Chí Minh đẩy mạnh tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường và bạo hành gia đình (19/6/2022)

Thành phố Hồ Chí Minh đẩy mạnh tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường và bạo hành gia đình (19/6/2022)

Ngày phát hành 17:32 | 19/6/2022

Mở đầu cho chuỗi hoạt động tuyên truyền về phòng chống bạo lực học đường và bạo hành gia đình trong mùa hè này, hôm nay (19/6), Chi hội Luật sư của Hội bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ Quận 8 tổ chức phiên tòa giả định xét xử một vụ bạo lực học đường.

Từ vụ việc bạo lực học đường ở trường quốc tế: Thấy gì về kỹ năng xử lý tình huống (31/5/2022)

Từ vụ việc bạo lực học đường ở trường quốc tế: Thấy gì về kỹ năng xử lý tình huống (31/5/2022)

Ngày phát hành 18:6 | 31/5/2022

Những ngày vừa qua, mạng xã hội “dậy sóng” khi một phụ huynh đã livestream tố việc con gái mình và 3 bạn nữ khác bị 1 nữ sinh trong trường quốc tế ở TP.HCM đánh bị thương tích và sang chấn tâm lý. Vị phụ huynh cho rằng, phía nhà trường thiếu trách nhiệm, không cho phép các phụ huynh gặp học sinh đã đánh con họ. Còn cộng đồng mạng chỉ trích nhà trường xử lý vụ việc chưa thỏa đáng. Trong khi đó, trong báo cáo gửi Sở GD&ĐT TP.HCM và Phòng GD&ĐT TP.Thủ Đức, Trường Quốc tế TPHCM – đơn vị chủ quản của Trường Quốc tế American Academy bày tỏ lo ngại khi các bên có liên quan có xu hướng lạm dụng truyền thông và các phương tiện trực tuyến, thực hiện thái độ hoặc hành vi kích động bắt nạt trực tuyến bằng cách phát tán một số thông tin cá nhân của học sinh. PGS TS Trần Thành Nam - Chủ nhiệm Khoa Các khoa học Giáo dục tại Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ cùng bàn luận về câu chuyện này.

Có cách nào giải quyết triệt để nạn bạo lực học đường? (14/3/2023)

Có cách nào giải quyết triệt để nạn bạo lực học đường? (14/3/2023)

Ngày phát hành 15:42 | 14/3/2023

Ngày 12.3, trên mạng lan truyền video dài hơn 2 phút ghi lại cảnh 1 nữ sinh bị nhóm người vật ngã, túm tóc, đánh hội đồng. Nạn nhân là em học sinh lớp 6, trường THCS Tân Phú, thị trấn Tân Phú, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước, bị tấn công trên đường đi học về. Hình ảnh được ghi lại cho thấy nữ sinh lưng đeo cặp, bị một nhóm người đạp ngã, túm tóc, giẫm đạp vào đầu, dùng mũ bảo hiểm đập vào đầu. Gia đình đã đưa em đến bệnh viện điều trị và giám định thương tật để có chứng cứ xử lý theo pháp luật đối với những kẻ đã hành hung em.
Trước đó cũng có nhiều vụ việc học sinh bị đánh hội đồng, thậm chí dẫn đến tử vong. Đáng lo ngại, rất nhiều vụ việc chỉ bị phát hiện khi đã lan truyền các clip trên mạng xã hội. Vì sao tình trạng này vẫn tiếp diễn dù đã được cảnh báo nhiều lần? Cần làm gì để ngăn chặn triệt để những vụ việc tương tự xảy ra? Bà Nguyễn Thị Mai Thoa, Uỷ viên Thường trực, Uỷ ban Văn hoá Giáo dục của Quốc hội cùng bàn luận câu chuyện này.

Bạo lực học đường cần được nghiêm túc nhìn nhận ra sao? (08/10/2023)

Bạo lực học đường cần được nghiêm túc nhìn nhận ra sao? (08/10/2023)

Ngày phát hành 10:45 | 8/10/2023

Đầu năm học mới 2023 - 2024, liên tiếp xảy ra những vụ bạo lực học đường khiến dư luận không khỏi bức xúc. Điều đáng lo ngại là bạo lực học đường không chỉ trở nên phổ biến mà tính chất côn đồ, hung hãn cũng ngày càng gia tăng. Nếu như không ngăn chặn kịp thời thì ranh giới dẫn tới phạm tội vị thành niên là rất mong manh. Bạo lực học đường cần được nghiêm túc nhìn nhận ra sao?

Bạo lực học đường- Những tổn thương nghiêm trọng về mặt tinh thần (28/4/2023)

Bạo lực học đường- Những tổn thương nghiêm trọng về mặt tinh thần (28/4/2023)

Ngày phát hành 16:32 | 28/4/2023

Câu chuyện đau lòng về một nữ sinh lớp 10 ở tỉnh Nghệ An tự vẫn nghi do bạo lực học đường đang thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội những ngày gần đây. Mới nhất là vụ 1 học sinh lớp 8 tại huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị bị đánh hội đồng ngay tại trường đã gây phẫn nộ. Bạo lực học đường không phải là vấn đề mới mà đã diễn ra từ lâu nay, đã và đang gây ra những tổn thương nghiêm trọng về sức khoẻ thể chất và tinh thần cho học sinh bị bạo hành. Các cơ quan chức năng đã vào cuộc, triển khai hàng loạt giải pháp, nhưng bạo lực học đường vẫn chưa thể chấm dứt mà ngày càng đa dạng hơn về hình thức. Từ thực tế này, các chuyên gia giáo dục cho rằng, công tác phòng chống bạo lực học đường đang trở thành nhiệm vụ cấp bách và vô cùng cần thiết hiện nay đối với ngành giáo dục- đào tạo và cả xã hội.

Từ vụ bạo lực học đường ở Hưng Yên: Có hay không căn bệnh vô cảm, thiếu trách nhiệm? (1/4/2019)

Từ vụ bạo lực học đường ở Hưng Yên: Có hay không căn bệnh vô cảm, thiếu trách nhiệm? (1/4/2019)

Ngày phát hành 0:0 | 1/4/2019

Khách mời là Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội.

Cử tri tỉnh Bình Định lo ngại bạo lực học đường diễn ra nhiều nơi (08/5/2023)

Cử tri tỉnh Bình Định lo ngại bạo lực học đường diễn ra nhiều nơi (08/5/2023)

Ngày phát hành 18:45 | 8/5/2023

Chiều (8/5), Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa 15. Dự hội nghị tiếp xúc cử tri có ông Hồ Đức Phớc, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Bình Định. Tại đây, nhiều cử tri bày tỏ lo ngại về tình trạng bạo lực học đường.

Làm thế nào để bảo vệ con trẻ trước nạn bạo lực học đường? (20/4/2023)

Làm thế nào để bảo vệ con trẻ trước nạn bạo lực học đường? (20/4/2023)

Ngày phát hành 19:29 | 20/4/2023

Bạo lực học đường là chuyện không mới, năm nào cũng xảy ra nhiều sự việc học sinh đánh nhau. Có em bị đánh đến mức chấn thương sọ não, có em bị lột đồ, bị ép quỳ, thậm chí có em bị bạn dùng dao đâm tử vong... Đó chỉ là những sự việc thấy được, đằng sau đó còn có những kiểu bạo lực tinh thần như tẩy chay, nói xấu, đe dọa... gây áp lực rất lớn cho học sinh. Theo số liệu được Bộ GD&ĐT đưa ra gần đây, trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học. Tính trung bình có 5 vụ bạo lực/ngày. Cứ hơn 11.000 học sinh thì có một em bị buộc thôi học vì bạo lực học đường... Vì sao bạo lực học đường vẫn tiếp diễn? Làm sao để bảo vệ con trẻ trước nạn bạo lực học đường? PGS TS Trần Thành Nam, Trưởng khoa các khoa học giáo dục, ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam cùng bàn luận câu chuyện này.

Đẩy lùi bạo lực học đường: Cần tăng cường nhận thức cho học sinh (17/11/2023)

Đẩy lùi bạo lực học đường: Cần tăng cường nhận thức cho học sinh (17/11/2023)

Ngày phát hành 11:17 | 17/11/2023

- Đẩy lùi bạo lực học đường: Cần tăng cường nhận thức cho học sinh
- Những thầy giáo mang quân phục xanh

Bạo lực học đường cần được nhìn nhận nghiêm túc như thế nào? (12/10/2023)

Bạo lực học đường cần được nhìn nhận nghiêm túc như thế nào?  (12/10/2023)

Ngày phát hành 9:13 | 13/10/2023

Bạo lực học đường cần được nhìn nhận nghiêm túc như thế nào?
- Triển lãm Thiên- Thuỷ- Thổ: Tôn Vinh thời trang bền vững

Chính phủ họp thường kỳ tháng 3: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt câu hỏi về trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các địa phương để xảy ra bạo lực học đường (Thời sự trưa 2/4/2019)

Chính phủ họp thường kỳ tháng 3: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt câu hỏi về trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các địa phương để xảy ra bạo lực học đường (Thời sự trưa 2/4/2019)

Ngày phát hành 0:0 | 2/4/2019

- Chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt câu hỏi về trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trách nhiệm của các địa phương để xảy ra tình trạng bạo lực học đường.
- Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân hội đàm với Chủ tịch Hạ viện Cộng hòa Pháp Richard Farrand, khẳng định hợp tác kinh tế luôn là trụ cột ưu tiên trong quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.
- Việt Nam có khoảng 200.000 người gồm cả trẻ em và người trưởng thành mắc tự kỷ. Trong đó, số lượng trẻ chẩn đoán mắc tự kỷ và điều trị ngày càng tăng.
- Bổ nhiệm lãnh đạo bị kỉ luật dù được khẳng định là đúng quy trình nhưng liệu có có thỏa đáng và thuyết phục hay không?
- Chính phủ Anh tìm kiếm cuộc bỏ phiếu thứ tư về thỏa thuận Brexit, sau khi Thủ tướng Anh Theresa May thất bại tại cuộc bỏ phiếu về 4 lựa chọn tại Quốc hội.
- NASA lo ngại các nguy cơ sau khi Ấn Độ phá hủy vệ tinh.

Bạo lực học đường gia tăng- cần coi trọng giáo dục nhân cách (15/10/2016)

Bạo lực học đường gia tăng- cần coi trọng giáo dục nhân cách (15/10/2016)

Ngày phát hành 0:0 | 15/10/2016

- Hoàn thiện thể chế, chống lại sự tha hóa trong cán bộ, đảng viên.
- Sáng tạo, đổi mới để khởi nghiệp và hội nhập thành công.
- Bạo lực học đường gia tăng- cần coi trọng giáo dục nhân cách.

Từ vụ nữ sinh tự tử nghi do bạo lực học đường: Trẻ cần điểm tựa về tâm lý (24/04/2023)

Từ vụ nữ sinh tự tử nghi do bạo lực học đường: Trẻ cần điểm tựa về tâm lý  (24/04/2023)

Ngày phát hành 11:47 | 25/4/2023

- Từ vụ nữ sinh tự tử nghi do bạo lực học đường: Trẻ cần điểm tựa về tâm lý.
- Nam Long- hoạ sỹ trẻ vươn lên từ nghịch cảnh.

Ngăn chặn bạo lực học đường sau vụ nữ sinh bị bạn đánh (17/3/2023)

Ngăn chặn bạo lực học đường sau vụ nữ sinh bị bạn đánh (17/3/2023)

Ngày phát hành 9:29 | 17/3/2023

Đã có nhiều vụ việc học sinh bị đánh hội đồng, thậm chí dẫn đến tử vong. Đáng lo ngại, rất nhiều vụ việc chỉ bị phát hiện khi đã lan truyền các clip trên mạng xã hội. Vì sao tình trạng này vẫn tiếp diễn dù đã được cảnh báo nhiều lần? Cần làm gì để ngăn chặn triệt để những vụ việc tương tự xảy ra?

123

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
06h28-06h30 Quảng cáo
10h55-11h00 Quảng cáo
11h05-11h50 Khởi nghiệp
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
14h50-15h00 Câu chuyện QT
15h00-15h15 Bản tin TS
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 Alo VOV1
16h00-17h00 Theo dòng TS
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ VOV3
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: